Có ba điều cân nhắc bạn cần chú ý khi nói chuyện với khách hàng về nghỉ hưu và hoạch định mục tiêu tài chính dài hạn.
Samuel Lee
Đôi khi chúng ta thường bị mắc kẹt trong hiện tại và không dành đủ thời gian cho tương lai. Kết quả là một số khách hàng có thể bỏ bê việc hoạch định mục tiêu tài chính dài hạn cho mình.
Với hầu hết mọi người, mục tiêu tài chính dài hạn lớn nhất là quỹ nghỉ hưu, cho nên điều quan trọng với họ là bắt đầu hoạch định từ sớm để tránh được nỗi đau tiếc nuối trong những năm sau này. Dựa trên một khảo sát được Manulife thực hiện vào năm 2021 về ưu tiên và thái độ liên quan đến tiết kiệm hưu trí của người Singapore, 72% phần trăm người hưu trí trả lời đã hối tiếc vì không tiết kiệm hưu trí sớm hơn và gần một nửa trong số đó ước gì họ đã đầu tư vào một kế hoạch hưu trí.
“Nếu chúng ta nhìn vào hai năm cuối của đại dịch COVID, nó diễn ra rất nhanh và hiện thực là thời gian trôi qua đánh vèo và mục tiêu dài hạn của chúng ta trở nên gần hơn chúng ta từng nghĩ tới. Nếu thực sự lên kế hoạch cho tương lai một cách đúng đắn, chúng ta được yên tâm không chỉ vào lúc này mà còn cả những năm nghỉ hưu sau này. Hãy để con người trẻ tuổi của bạn lo cho tương lai của bạn ngay hôm nay hơn là sống với sự nuối tiếc khi 60 tuổi,” Kalyanam Venkatesh, BA, CFP, thành viên MDRT 28 năm đến từ Singapore, cho hay.
Dưới đây là ba điểm quan trọng cần cân nhắc khi giúp đỡ khách hàng hoạch định mục tiêu tài chính dài hạn
Trước khi xem xét mục tiêu tài chính dài hạn của khách hàng, điều rất quan trọng là bảo đảm họ phải để tâm đến mục tiêu tài chính ngắn hạn, vì chúng thường là những mục tiêu bạn phải xử lý trước khi tiến hành mục tiêu tài chính dài hạn. Mục tiêu tài chính ngắn hạn có thể là:
Sau khi xử lý những mục tiêu này, khách hàng sẽ có một ý tưởng rõ ràng hơn về số tiền cần có để đảm bảo thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn của họ. Sau đó họ sẽ ở vị thế tốt hơn để ước tính thời gian và số tiền cần thiết để hoàn thành mục tiêu tài chính dài hạn của mình.
Khi đề cập chủ đề mục tiêu tài chính dài hạn, nghỉ hưu sẽ là điều đầu tiên trong hầu hết danh sách của mọi người. Nghỉ hưu là khi một người vĩnh viễn dời khỏi lực lượng lao động, đồng nghĩa với việc họ lĩnh lương lần cuối cùng. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh và không có hai phong cách sống giống nhau. Tuy nhiên, việc ước tính một khách hàng cần bao nhiêu tiền cho nghỉ hưu rất quan trọng, để bảo đảm an ninh tài chính khi bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời. Ngoài ra, một trong những điều khiến mọi người sợ hơn cả cái chết là bị hết tiền trước khi họ qua đời. Vì vậy, việc hoạch định đầy đủ cho tương lai rất quan trọng.
Một vài yếu tố cần lưu ý khi cân nhắc nhu cầu nghỉ hưu là:
Khi nghỉ hưu được coi là mục tiêu dài hạn lớn nhất, thì còn có nhiều mục tiêu tài chính dài hạn khác cần được cân nhắc. Ví dụ:
Việc đặt ra những mục tiêu này sẽ giúp dẫn dắt và cơ cấu quy trình ra quyết định của khách hàng, đặc biệt khi nói đến việc lập ngân sách, đầu tư và tiết kiệm cho mục tiêu tài chính dài hạn của họ. Những cân nhắc này sẽ giúp khách hàng của bạn yên tâm khi tương lai đến.
Như Gregory Fok, một thành viên MDRT 16 năm đến từ Singapore, từng chia sẻ: “Giá trị của chúng ta đối với khách hàng không dựa trên lợi nhuận lớn nhất kiếm được hoặc chi phí thấp nhất, mà đó là cho họ lý do sống một cuộc sống viên mãn và đầy ý nghĩa, mơ một cuộc sống họ chưa từng mơ đến, cho phép họ yên tâm ngon giấc khi đêm về.”